Chuyển nhượng nhà đất có sổ đỏ rất phức tạp và cần nhiều loại hồ sơ giấy tờ theo quy định. Người bán nhà đất và người mua nhà đất nếu chưa từng mua bán chuyển nhượng nhà đất có sổ đỏ sẽ gặp nhiều khó khăn. Những môi giới nhà đất bất động sản mới vào nghề cũng lúng túng khi tư vấn cho khách hàng. Nhiều khi người mua và người bán nhà đất đã thống nhất với nhau nhưng môi giới nhà đất không biết phải làm gì tiếp theo. Có những trường hợp còn thiếu hoặc nhầm lẫn giấy tờ, thậm chí là làm mất hồ sơ, khiến cho mua bán chuyển nhượng nhà đất kéo dài, tốn kém. Alan Đức Nguyễn nhận thức được những khó khăn đó nên viết bài này để chia sẻ đến các độc giả về Quy trình chuyển nhượng bất động sản. Hy vọng những kiến thức Alan Đức Nguyễn chia sẻ đến bạn sẽ mang đến giá trị thiết thực và hữu ích cho bạn. Bạn cũng có thể nghe hoặc xem video trên Youtube của Alan Đức Nguyễn về bài viết này bằng cách bấm vào đường link: YOUTUBE ALAN ĐỨC NGUYỄN
- Bảng giá đất quận Hoàn Kiếm, Hà Nội mới nhất 2021 ( Phần 1)
- Bảng giá đất quận Hoàn Kiếm, Hà Nội mới cập nhật 2021 ( Phần 2)
- Hà Nội chuẩn bị rà soát, loại quy hoạch “treo” để cấp sổ đỏ cho dân
- Mua bán nhà mặt phố Cổ Hà Nội, quận Hoàn Kiếm cần lưu ý
- Kinh nghiệm xương máu dành cho người mua nhà Hà Nội
- Loại hình bất động sản tăng trưởng mạnh cuối năm 2021
- Giấy phép xây dựng và 10 nội dung chủ yếu
- Mua bán nhà quận Hoàn Kiếm, phố Hàng Đào cần lưu ý
- Làm sổ đỏ không cần bản sao CMND/CCCD và sổ hộ khẩu
- Rủi ro khủng khiếp khi mua nhà bằng giấy viết tay
Quy trình chuyển nhượng nhà đất bất động sản 6 bước:
- Đặt cọc:
· Khi đàm phát thống nhất được giá và các nội dung, thì Hợp đồng đặt cọc để xác định giao dịch thành công bằng văn bản có chữ ký của các bên liên quan. ( Giá bán là? Thuế phí? Thời hạn thanh toán? Các tài sản để lại nếu có? Trách nhiệm 2 bên? Tiền đặt cọc?)
· Chú ý: Hợp đồng đặt cọc không bắt buộc phải công chứng. ( Phân tích hơn về sự khách nhau giữa đặt cọc có công chứng và không công chứng).
· Các thành phần tham gia ký: Bên Bán, Bên Mua, Bên làm chứng (Môi giới)
2. Chuẩn bị hồ sơ, giấy tờ đi công chứng:
*Các giấy tờ chuẩnn bị làm công công chứng:
Bên Bán (Bản gốc) | Bên Mua (Bản gốc) |
1. Sổ hộ khẩu | 1. Sổ hộ khẩu |
2. CMTND, Căn cước | 2. CMTND, Căn cước |
3. Giấy tờ xác nhận tình trạng hôn nhân | 3. Giấy tờ xác nhận tình trạng hôn nhân. |
4. Sổ đỏ |
Một số chú ý cơ bản trong các giấy tờ:
· Giấy xác nhận tình trạng độc thân chỉ có hiệu lực 6 tháng.
· Khi thay đổi số CMTND thì trong hộ khẩu phải điều chỉnh, đính chính lại trang thông tin và làm giấy xác nhận chứng minh nhân dân.
· Nếu giấy đăng ký kết hôn bị mờ >> làm lại trích lục kết hôn.
· Phía bên bán chuẩn bị đầy đủ biên lai thuế phi nông nghiệp và hoàn thành các nghĩa vụ tài chính cho nhà nước (nếu có).
3. Bên mua hoàn thành thanh toán số tiền còn lại cho bên mua và tiến hành Công chứng:
· Hồ sơ sẽ được chuẩn bị đầy đủ và chuẩn trước ngày ký công chứng.
· Hai bên tiến hành ký vào Hợp đồng công chứng mua bán.
· Bên mua chuyển nốt số tiền còn lại cho bên bán. Bên mua nên giữ lại khoảng 20 đến 30 triệu để dự phòng người bán còn nợ một số các loại thuế phí. Khi nhận sổ thì trả lại tiền cho người bán.
· VP công chứng sẽ tiến hành ký và đóng dấu xác nhận giao dịch thành công.
4. Thực hiện thủ tục kê khai, đăng ký sang tên sổ đỏ:
· Nơi đăng ký kê khai: Văn phòng đăng ký đất đai hoặc Văn phòng 1 cửa của quận nơi có bất động sản.
· Giấy tờ sang tên bao gồm:
1. Sổ đỏ
2. Sổ đỏ sao y công chứng (2 bản)
3. Hợp đồng công chứng mua bán (2 bản gốc)
4. Sổ hộ khẩu bên mua và bên bán sao y công chứng (2 bản)
5. Đăng ký kết hôn/ độc thân sao y công chứng bên mua bên bán (2 bản)
6. Biên lai đóng thuế đất phi nông nghiệp
7. Tờ khai đóng thuế đất phi nông nghiệp.
8. Tờ khai đóng thuế thu nhập cá nhân (2 bản)
9. Tờ khai lệ phí trước bạ (2 bản)
10. Đơn đăng ký biến động
11. Sơ đồ vị trí thửa đất
12. Tờ khai cấp đổi phôi sổ mới
· Cách thức thực hiện:
+ Bên mua hoặc bên bán tập hợp và kê khai đầy đủ các giấy tờ nêu trên.
+ Nộp toàn bộ giấy tờ cho cơ quan nhà nước (VP đăng ký đất đai) để kiểm tra, tiếp nhận hồ sơ.
+ VP đăng ký đất đai sẽ xuất cho người đăng ký GIẤY HẸN
5. Đóng thuế phí chuyển nhượng hoặc thanh toán các khoản nợ:
· Căn cứ vào thời gian giấy hẹn mà nhà nước, người kê khai sẽ đến chi cục thuế để nhận biên lai thuế và đóng thuế cho nhà nước tại Ngân hàng.
· Các loại thuế phí khi giao dịch bất động sản: Thuế phí sẽ là thỏa thuận 2 bên, tuy nhiên theo quy định của pháp luật thì bao gồm thuế phí sau:
Bên Bán | Bên Mua |
· Thuế thu nhập các nhân 2% | · Lệ phí trước bạ 0,5% |
· 0,15% phí thẩm định hồ sơ | |
· Lệ phí công chứng: Tùy theo giá trị giao dịch, có bảng giá VP công chứng. |
6. Nhận sổ:·
Sau khi hoàn thành tài chính sẽ quay lại VP đăng ký đất đai, cầm theo các loại biên lai đã thanh toán và giấy hẹn để nhận sổ.
Trên đây là quy trình 6 bước chuẩn mực để chuyển nhượng mua bán nhà đất bất động sản thuận lợi, nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc các bạn có những kiến thức hữu cho bản thân và công việc của mình.
Trân trọng
- Tổng quan kinh tế Việt Nam trong 30 năm qua
- Phát triển cơ sở hạ tầng là động lực cho phát triển kinh tế Việt Nam
- Bất động sản và ngành xây dựng Việt Nam đã sẵn sàng cất cánh?
- Tiểu sử Mai Kiều Liên – Bà hoàng sữa tỷ đô của đế chế Vinamilk
- Mua bán nhà đất Hà Nội trong ngõ cần lưu ý những kinh nghiệm xương máu
- Tiểu sử Nghệ sĩ Jazz Saxophone Trần Mạnh Tuấn – Người trọn đời dành cho âm nhạc
Alan Đức Nguyễn Chuyên gia bất động sản
https://alanducnguyenphaply.blogspot.com/
https://alanducnguyenpro.blogspot.com/2021/08/alan-uc-nguyen-chuyen-gia-bat-ong-san.html
https://alanducnguyenpro.blogspot.com/2021/08/alan-uc-nguyen-iem-nhung-kien-thuc-bat.html