Ai sở hữu bất động sản cũng có thể có lần nào đó thế chấp tài sản là bất động sản của mình. Thế chấp sổ đỏ là cách gọi phổ biến của người dân dùng để chỉ việc thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất. Nhiều người nghĩ việc thế chấp sổ đỏ đơn giản như mang điện thoại vào tiệm cầm đồ, làm thủ tục chốc lát rồi lấy tiền về. Thật sự Pháp luật Việt Nam quy định chặt chẽ việc này. Phần vì tài sản đảm bảo có giá trị lớn. Phần để đảm bảo quyền lợi cho cả bên thế chấp và bên cho thế chấp. Alan Đức Nguyễn trong quá trình tư vấn bất động sản cũng gặp nhiều tình huống dở khóc dở cười từ việc cả chủ nhà và môi giới không nắm rõ cứ tranh luận với nhau.
- Phân tích chuyên sâu 5 trang web đăng tin bán bất động sản tốt nhất hiện nay 2021
- Chuyên gia bất động sản Alan Đức Nguyễn chia sẻ thông tin về việc Luật Đất đai có thể sẽ được xem xem xét sửa đổi
- Alan Đức Nguyễn hướng dẫn về mức phạt đặt cọc mua bán nhà đất mới nhất
- Alan Đức Nguyễn hướng dẫn phân biệt cầm cố và thế chấp tài sản
- Kiến thức quan trọng môi giới bất động sản phải biết trong sổ đỏ về Sơ đồ thửa đất, sơ đồ nhà
- Góp tiền đầu tư chung bất động sản có nên hay không?
Phải đăng ký thế chấp mới có hiệu lực
Dù bên nhận thế chấp là tổ chức tín dụng hoặc cá nhân đều phải đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, nếu không đăng ký thế chấp sẽ không có hiệu lực. Nội dung này được quy định rõ tại Khoản 3 Điều 188 Luật Đất đai 2013, cụ thể là:
Việc chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất phải đăng ký tại cơ quan đăng ký đất đai và có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký vào sổ địa chính.
Hồ sơ đăng ký thế chấp
Theo Điều 39 Nghị định 102/2017/NĐ-CP, người yêu cầu đăng ký thế chấp nộp 1 bộ hồ sơ, gồm các giấy tờ sau:
– Phiếu yêu cầu đăng ký theo Mẫu số 01/ĐKTC (1 bản chính).
– Hợp đồng thế chấp hoặc hợp đồng thế chấp có công chứng, chứng thực trong trường hợp pháp luật quy định (1 bản chính hoặc 1 bản sao có chứng thực).
– Bản chính giấy chứng nhận.
– Văn bản thỏa thuận có công chứng, chứng thực giữa người sử dụng đất và chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất về việc tạo lập tài sản gắn liền với đất trong trường hợp thế chấp tài sản gắn liền với đất mà người sử dụng đất không đồng thời là chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất (1 bản chính hoặc 1 bản sao có chứng thực hoặc 1 bản sao không có chứng thực kèm bản chính để đối chiếu).
– Giấy tờ chứng minh trong các trường hợp sau:
+ Văn bản ủy quyền trong trường hợp người yêu cầu đăng ký là người được ủy quyền (1 bản chính hoặc 1 bản sao có chứng thực hoặc 1 bản sao không có chứng thực kèm bản chính để đối chiếu).
+ Một trong các loại giấy tờ chứng minh thuộc đối tượng không phải nộp phí khi thực hiện đăng ký biện pháp bảo đảm.
Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất phải công chứng
Theo Điểm a Khoản 1 Điều 167 Luật Đất đai 2013 quy định, hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp kinh doanh bất động sản quy định tại Điểm b Khoản này.
Chuyên gia bất động sản Alan Đức Nguyễn khuyễn nghị môi giới nên nắm vững những kiến thức trên để tư vấn khách hàng hiệu quả nhất.
ĐỌC THÊM
- BÍ ẨN ĐẰNG SAU NHỮNG NGÔI NHÀ ĐẸP NHƯNG ĐƯỢC BÁN VỚI GIÁ RẺ
- Ai được hưởng lợi nhiều nhất từ tăng trưởng tín dụng ” Nới Room” 2021
- Đoàn Nguyên Đức – Huyền thoại về doanh nhân không lùi bước trước khó khăn
- 9 điều quan trọng khi tuyển dụng nhân viên cấp cao
- 6 bước chuyển nhượng dự án bất động sản
- 10 Mẫu tiêu đề đăng tin hiệu quả nhất mới cập nhật Tháng 7 năm 2021 ( Phần 2)
Chuyên gia bất động sản Alan Đức Nguyễn